Hiện nay việc sử dụng cầu thang gỗ ngày càng phổ biến. Vừa mang lại tính sang trong cho ngôi nhà của bạn vừa tạo sự ấm cúng. Để tăng độ bền của cầu thang gỗ cũng như vẻ đẹp của ngôi nhà. Chúng ta thường phân vân cầu thang gỗ nên dùng sơn dầu hay sơn PU.
Hãy cùng sondau.org tìm hiểu ưu khuyết điểm của cả 2 loại trên.
Mục lục
Thế Nào Là Sơn PU?
Sơn PU không phải là tên 1 loại sơn mà là cách pha sơn tạo loại sơn phủ cho bề mặt gỗ. Đây là loại sơn giúp cho bề mặt gỗ bóng, đẹp mà không bị mất đi vân gỗ. Nó có 2 dạng chính là dạng cứng và dạng foam. Loại sơn này bao gồm 3 phần là sơn lót, sơn tạo màu và sơn phủ bóng.
Sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu giúp gỗ đẹp và mịn. Thành phần của sơn cũng chỉ có 3 thành phần chính:
- Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.
- Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.
- Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều.
Hiện có nhiều dòng Sơn PU với mục đích sử dụng khác nhau. Phổ biến nhất là các dòng sau:
Dòng Sơn PU Epoxy
Đây là loại sơn phổ biến cho nhiều ứng dụng trong cuộc sống được cấu tạo từ nhựa epoxy resin và chất đóng rắn polyamide. Để sử dụng loại sơn này đòi hỏi thợ phải có nhiều kinh nghiệm và sử dụng công cụ phun để phun lên những vật liệu như: sàn gỗ, kim loại, bê tông, sàn bê tông cốt thép, dàn thép kéo…..vv. Ngoài điểm mạnh về độ bền, độ cứng, độ bóng và kết dính cao, thì sơn 2K có nhược điểm là độ bền thấp trong những dung dịch khác nhau. Một chú ý trong khi thi công sơn PU epoxy cũng mất thời gian để sơn khô tự nhiên.
Dòng Sơn PU giả gỗ
Trong số các loại sơn Pu thì đây là loại sơn chuyên dùng để tạo màu cho vân gỗ. Các chất tạo màng gồm: Sơn PU, Vinyl, PU – 1K …. Hệ sơn giả cổ sử dụng chất liệu tạo màu chủ yếu là hệ Stain và hệ Glaze. Giả cổ là cách tạo màu sắc nổi bật cho gỗ mà vẫn giữ được nét tự nhiên của sản phẩm góp phần làm tăng thêm giá trị cho món đồ gỗ đó.
Thế Nào Là Sơn Dầu?
Sơn dầu hay còn gọi là sơn gốc dầu là loại sơn chuyên dùng cho bề mặt gỗ và kim loại. Tức là nó vừa sơn sắt vừa sơn được gỗ. Các loại sơn dầu phổ biến trên thị trường hiện nay như sơn Jotun, Nippon, Maxilite, Thái, Đại bàng…Trong đó tôi đánh giá theo kinh nghiệm của mình thì sơn Jotun có chất lượng tốt hơn cả.
Việc chỉ ra sơn dầu có mấy loại sẽ rất khó để thống kê chính xác, vì trên thị trường hiện nay hầu hết các hãng sơn lớn nhỏ sản xuất sơn đều có những sản phẩm trong dòng sơn dầu. Vậy nên sẽ rất khó để xác định được sơn dầu có mấy loại. Ngoài ra thì người dùng còn dựa trên đặc tính sản phẩm hay là ứng dụng của chúng để phân loại. Ví dụ như phân loại theo mục đích sử dụng là sơn dầu kim loại, sơn dầu gỗ hay sơn dầu tường nhà…
So sánh Ưu điểm của Sơn Dầu và Sơn PU
ƯU ĐIỂM SƠN DẦU
- Thích hợp cho cả gỗ và kim loại.
- Màu sắc đa dạng, bạn muốn sơn màu nào cũng được.
- Khả năng chống nấm mốc, mối mọt tốt.
- Dùng cho nội thất hay ngoại thất đều được.
- Khả năng chịu nắng, mưa tốt.
- Góp phần làm tăng tính ổn định về hình dáng và kích thước của gỗ.
ƯU ĐIỂM SƠN PU
- Bề mặt bóng, đẹp hơn.
- Khả năng chịu tác động của ánh sáng mặt trời, chịu nước kém.
- Giá thành cao hơn sơn dầu do quá trình thi công cầu kỳ, phức tạp.
- Vẫn giữ nguyên vân gỗ cho các vật dụng.
- Khả năng chịu mài mòn chầy xước tốt.
- Thường dùng để sơn cầu thang, bàn, ghế, giường, tủ…trong nhà.
Với ưu điểm của từng sơn dầu và sơn PU ta có thể dễ dàng lựa chọn của mình. Với các vật dụng trong nhà như cầu thang, bàn, ghế hay tủ gỗ…các bạn có thể lựa chọn sơn PU để tạo độ bóng, đẹp và giữ vân gỗ. Còn đối với cửa gỗ hay cổng bên ngoài bạn hãy sử dụng sơn dầu hiệu quả bảo vệ sẽ tốt hơn. Trong trường hợp bạn muốn thể hiện cá tính và phong cách thiết kế của mình hãy chọn sơn dầu để thỏa sức sáng tạo nhé.
Thông Tin Liên Hệ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÍ HÀO
Địa chỉ: 606/76/4 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 626 757 76 – Fax: 028 626 757 28
Di động: 0903 11 22 26 – 0903 61 22 26
Email: [email protected]