ĐẠI LÝ SƠN DẦU CHÍNH HÃNG

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sơn dầu chống rỉ sét, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau được ứng dụng cho các công trình, môi trường làm việc không giống nhau mang lại hiệu quả bảo vệ hoàn thiện.

Sơn dầu được biết đến như một sản phẩm chuyên dụng cho bề mặt kim loại và gỗ, còn một số ít khác có thể sử dụng cho bề mặt tường. Với vai trò trang trí và gia tăng khả năng bảo vệ bề mặt, sơn dầu đang là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay. Với công thức vượt trội làm tăng cường tính kháng nước giúp màng sơn chống lại sự tấn công của không khí ẩm và ngăn chặn các tác nhân của môi trường làm gây hại tới bề mặt kim loại.

Vậy sơn dầu chống rỉ cho sắt thép có mấy loại? Cùng tìm hiểu nào!

>>>Tìm hiểu về Sơn dầu chống rỉ

Sơn dầu chống gỉ 1 thành phần gốc Alkyd

Kim loại là chất liệu phổ biến trong sản xuất và cả trong cuộc sống hàng ngày. Dù vậy, quá trình sử dụng, bề mặt kim loại thường gặp tình trạng hao mòn, gỉ sét, vừa mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến công năng sử dụng. Lúc này, sơn dầu chính là giải pháp lý tưởng cho bề mặt kim loại.

Sơn chống rỉ sét 1 thành phần gọi là sơn Alkyd Enamel (sơn dầu), nổi lên trong đó là sơn chống rỉ mà khách hàng lựa chọn nhiều nhất gồm: Bạch tuyết, Đại bàng, Jotun, Sunday, Expo, Jimmy, Benzo…đặc điểm của sơn chống rỉ sét alkyd là giá rẻ, dễ thi công, có thể dùng xăng để pha sơn khi thi công, nhưng khả năng chịu va đạp, mài mòn, thời tiết yếu hơn so với loại sơn 2 thành phần.

Nếu đang băn khoăn không biết nên lựa chọn loại sơn dầu nào cho bề mặt kim loại thì có thể tham khảo dòng sản phẩm sơn dầu chống gỉ 1 thành phần gốc Alkyd. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là hiệu quả cao, giá thành hợp lý. Một số thương hiệu người dùng nên quan tâm là:

  • Sơn dầu chống gỉ Expo
  • Sơn dầu chống gỉ Jotun
  • Sơn dầu chống gỉ sét Dulux
  • Sơn dầu chống gỉ Bạch Tuyết

Sơn dầu chống gỉ 2 thành phần Epoxy

Là dòng sơn dầu cao cấp được các thợ sơn chuyên nghiệp sử dụng trong các công tác chống gỉ cho tàu thuyền, sàn nhà xưởng, hệ thống máy móc, giàn khoan, giàn giáo hay các công trình sắt thép ngoài biển… Điểm khác biệt của sơn dầu chống gỉ 2 thành phần Epoxy so với sơn dầu chống gỉ 1 thành phần gốc Alkyd chính là có thể sơn trực tiếp lên bề mặt kim loại mà không trải qua một lớp sơn lót chống gỉ nào khác.

Sơn chống rỉ sét 2 thành phần gọi là sơn epoxy, với khả năng chịu mài mòn và va đạp tốt, chịu được thời tiết hay hóa chất tốt nên người ta sử dụng cho những công trình đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật như hệ thống cầu cống, kết cấu kiện nhà xưởng, nhà công nghiệp, hệ thống máy móc, những công trình sắt thép ngoài biển, dùng cho môi trường nước biển như tàu thủy, tàu biển…

Với chất lượng vượt trội, đặc biệt là khả năng chống gỉ cao, sơn dầu chống gỉ 2 thành phần Epoxy đang đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình của mọi lĩnh vực, nhất là công nghệ sơn và đóng tàu thuyền. Không chỉ chống gỉ, sơn dầu chống gỉ 2 thành phần Epoxy còn có khả năng chống va đập, bảo vệ kết cấu và độ cứng của sắt thép cũng như độ phủ cao, mang đến bề mặt sáng bóng và sang trọng cho những vật dụng bằng kim loại.

Được sản xuất và điều chế bằng công thức vượt trội, có khả năng kháng nước, kháng ẩm và ngăn chặn mọi tác nhân có hại của môi trường và từ thời tiết, sơn dầu chống gỉ 2 thành phần Epoxy không chỉ phát huy hiệu quả trên bề mặt kim loại mà còn cho cả bề mặt gỗ.

Thi công sơn dầu chống rỉ như thế nào?

Sơn dầu được biết đến như một sản phẩm chuyên dụng cho bề mặt kim loại và gỗ, còn một số ít khác có thể sử dụng cho bề mặt tường. Với vai trò trang trí và gia tăng khả năng bảo vệ bề mặt, sơn dầu đang là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay. Với kim loại, người dùng có thể tham khảo 2 loại sơn dầu dưới đây để gia tăng khả năng chống gỉ sét. Để Sơn dầu phát huy đa tác dụng chúng ta cần phải đảm bảo thi công sơn dầu đúng quy trình của nó.

Quy trình sơn chống rỉ sét alkyd thì chỉ cần phủ lên bề mặt cần sơn, nhiều khi không cần sơn lót mà dùng lớp phủ luôn, quy trình chuẩn là phủ 02 lớp, còn dòng sơn epoxy chống rỉ bắt buộc sử dụng sơn lót epoxy rồi mới phủ hoàn thiện, nếu sử dụng chống rỉ ngoài trời phải dung sơn gốc polyurethane để kháng tia UV…

Bước 1: Tạo nhám bề mặt sắt thép bằng máy bắn hạt cát

Bước 2: Sơn 01 lớp sơn lót epoxy, thi công bằng máy phu hoặc quyets cọ, ru lô chuyên dụng

Bước 3: Phủ 01 lớp sơn phủ epoxy hoàn thiện, trộn đều 2 thành phần trong vòng 5 phút rồi dùng máy phun, phun lên bề mặt đã lót epoxy

Bước 4: Chờ khô rồi xả nhám trên bề mặt đã lăn lớp middle top trên, sau đó tiến hành sơn phủ hoàn thiện…

×
×

Cart