ĐẠI LÝ SƠN DẦU CHÍNH HÃNG

Sơn dầu là loại sơn nước gốc dầu hoặc sơn dầu gốc nước, có thể là 1 thành phần hay hai thành phần. Sơn dầu có tác dụng phủ lên bề mặt kim loại hoặc bề mặt gỗ để bảo vệ và trang trí. Vậy Sơn dầu Epoxy là gì? Nó có phải là sơn dầu hay ko? Nó dùng để làm gì? Hãy cùng Sondau.org tìm hiểu nhé!

Sơn dầu Epoxy là gì?

Hiện nay Sơn dầu được phân thành 2 loại: Sơn dầu Epoxy và S ơn dầu Alkyd.

Sơn dầu Epoxy là sơn 2 thành phần nên cần phải trộn 2 thành phần lại với nhau trước khi thi công, phải pha trộn đúng tỷ lệ thì mới đông cứng, giá bán sơn epoxy hệ dung môi, hệ dầu thường thấp hơn so với sơn epoxy gốc nước.

Sơn dầu Epoxy, dung môi hay hệ dầu khác với sơn epoxy gốc nước là sơn hệ dầu có độ bám dính tốt hơn, mùi hôi hơn so với hệ nước, sơn dầu Epoxy khi sử dụng cần pha dung môi với tỷ lệ tối đa là 10%, sơn dầu Epoxy được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là chống ri epoxy dành cho sắt thép, kim loại.

Sơn epoxy gốc dung môi hay gốc dầu dễ bắt cháy nên khi sử dụng phải hết sức lưu ý, đặc biệt là dung môi pha sơn gốc dầu. Sản xuất sơn epoxy hệ dầu người ta đưa hàm lượng VOCs thấp nhất có thể để bớt ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường sống.

Ưu điểm của sơn dầu Epoxy là gì?

  • Bảo vệ bề mặt sàn bê tông nhà xưởng: Sau thi công sơn epoxy sẽ tạo một lớp liền mạch trên bề mặt ngăn cách nền bê tông tiếp xúc với môi trường axit, bazo, dầu mỡ phát sinh trong quá trình sản xuất.
  • Cho khả năng chống chịu lực tốt, độ kháng mài mòn, độ bền cao: Cho phép xe nâng hàng di chuyển trên bề mặt sàn sau khi thi công
  • Tiết kiệm chi phí chiếu sáng cho doanh nghiệp. Sơn epoxy sau thi công cho khả năng phản xạ ánh sáng cao => tiết kiệm chi phí chiếu sáng.
  • Chống thấm nước (chống thấm thuận) không thấm dầu, cho khả năng chống chịu môi trường hóa chất.
  • Tính thẩm mỹ cao: Không vết nứt, cho bề mặt liền mạch, bằng phẳng và sáng bóng.
  • Dòng sản phẩm sơn epoxy chống tĩnh điện cho khả năng chống tĩnh điện đáp ứng yêu cầu của các nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch công nghệ cao.
  • Sản phẩm sơn epoxy tự san phẳng mang tính sang trọng cao rất phù hợp với showroom, văn phòng.
  • Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng có đặc tính kháng khuẩn và nấm mốc, là loại sơn sàn tiêu chuẩn dùng trong cho phòng sạch, bệnh viện, nhà máy dược, nhà máy thực phẩm….
  • Kháng nấm mốc, bụi bẩn, dễ lau chùi, phương pháp thi công đơn giản, thời gian thi công ngắn.

Ứng dụng của Sơn dầu Epoxy

Sơn dầu epoxy cho nhà xưởng là dòng sản phẩm gốc epoxy với 2 thành phần chính là phần sơn và chất đóng rắn. Chúng được pha trộn với nhau thành một hỗn hợp, được dùng để sơn nền nhà xưởng uy tín, nền sắt thép giúp bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường axit, hóa chất ăn mòn cũng như điều kiện thời tiết khắc nghiệt của tự nhiên.

Một nền bề tông đúng chuẩn không bị nứt nẻ sẽ giúp quá trình sơn epoxy giá rẻ đạt được hiệu quả cao nhất với giá trị chất lượng và thẩm mĩ cao. Ngược lại một nền bê tông bị nứt nẻ, lồi lõm sẽ không mang lại hiệu quả sơn dầu epoxy như mong muốn được. Như thế, nếu gặp trường hợp bê tông xấu thì ta phải tiến hành xử lí sau đó mới tiến hành thi công sơn dầu epoxy. Quá trình thực hiện sơn dầu epoxy cho nền nhà xưởng, bê tông sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng nhất là nền bê tông.

Thi công sơn dầu Epoxy cho nhà xưởng

1 . Yêu cầu nền nhà xưởng cần thi công

  • Mác bê tông từ 25 trờ lên
  • Đối với nền ẩm ướt thì phải tiến hành chông thấm nước thật khô ráo để đảm bảo chất lượng sơn dầu epoxy
  • Phải có khe dãn nở giữa nền bê tông

2 . Chuẩn bị bề mặt nền nhà xương cần thi công

  • Bê tông thương phẩm mác bê tông từ 250 trở lên.
  • Phải tiến hành chống thấm ngược trước khi tiến hành đổ bê tông nền. Phương pháp chống thấm: Lót hai lớp ni long, trải vải địa kỹ thuật hoặc trải màng bitum.
  • Nền nhà xưởng phải để các khe dãn nở bê tông.
  • Lấy cốt sàn thật chuẩn, dùng máy xoa nền xoa tạo phẳng toàn bộ bề mặt sàn bê tông. Nền bê tông nhẵn và bằng phẳng quyết định rất lớn đến chất lượng thi công sơn dầu epoxy.

3 . Xử lý bề mặt nhà xưởng

Xử lí bề mặt sàn bê tông, mài nhẵn: Dùng máy mài nền chuyên dùng để xử lí toàn bộ bề mặt, tạo độ phẳng và loại bỏ những bề mặt bê tông looiff lõm, yếu kém.

4 . Vệ sinh nền nhà xưởng

Vệ sinh sạch sẽ nền xưởng bằng máy hút bụi, sau đó ta tiến hành sơn thêm một lớp sơn lót nữa để tăng độ cứng, tăng độ liên kết bê tông

5 . Thi công sơn dầu Epoxy lớp thứ nhất

Thi công sơn dầu epoxy lớp thứ nhất: Trộn 2 hỗn hợp phần sơn và phần đóng rắn lại với nhau với khối lượng vừa đủ, sau đó ta tiến hành sơn bằng ruller hoặc súng phun.

6 . Thi công sơn dầu Epoxy lớp thứ hai

Thi công sơn epoxy lớp thứ hai: Ta tiến hành kiểm tra lại bề mặt nền xưởng xem đã tốt chưa, xem những vết lồi lõm và tiến hành xử lí. Sau đó, ta thực hiện sơn thêm một lớp sơn dầu epoxy nữa. Giai đoạn này sẽ quyết định đến độ thẩm mĩ của nền xưởng.

7. Thi hành nghiệm thu mặt bằng sơn dầu Epoxy

×
×

Cart